Dược tính công dụng của Hà Thủ Ô với tóc bạc và sức khỏe

Dược tính, công dụng của hà thủ ô với tóc và sức khỏe như thế nào? Cho dù là từ xưa hay đến nay, chúng ta vẫn thường nghe về những tác dụng của Hà thủ ô rất thần kì, thế nhưng trên thực tế có rất ít người biết về dược tính, công dụng cụ thể cũng như cách dùng cây Hà thủ ô như thế nào cho đúng.

Thậm chí Hà thủ ô còn có hai loại là Hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng, hai loại này có gì giống và khác nhau, công dụng như thế nào? Hãy cùng tham khảo những thông tin bổ ích dưới đây?

Dược tính, công dụng của hà thủ ô với tóc và sức khỏe

Dược tính, công dụng của Hà Thủ Ô Đỏ

Dược tính, công dụng của hà thủ ô đỏ theo nghiên cứu hiện đại

- Theo nghiên cứu của khoa học hiện đại, thành phần chính của hà thủ ô đỏ bao gồm:

  • 1,7% anthraglycosid, trong đó có emodin, physcion, rhein, chrysophanol;
  • 1,1% protid;
  • 45,2% tinh bột;
  • 3,1% lipid;
  • 4,5% chất vô cơ;
  • 26,45 các chất tan trong nước.

- Hơn nữa, trong củ hà thủ ô đỏ còn chứa anthraglycosid rất cao. Với những hoạt chất này, công dụng của hà thủ ô đỏ trong việc chữa bệnh và điều trị các chứng bệnh bạc tóc, rụng tóc rất hiệu quả.

Dược tính, công dụng của công dụng của hà thủ ô theo nghiên cứu từ Đông y

- Trong từ điển Cây thuốc Việt Nam của TS Võ Văn Chi có chép: Hà Thủ Ô có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình, tác dụng bổ huyết giữ tinh, hòa khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương, nhuận tràng, đen râu tóc.

- Lại có một tài liệu khác ghi rằng: Rễ củ Hà Thủ Ô có vị đắng hơi chát, tính mát. Thân dây có vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống, chỉ huyết, điều kinh bổ gan, ích thận, dưỡng huyết khư phong.

- Theo tác giả cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam", cho đến nay, cây hà thủ ô Còn được dùng ở phạm vi 1 vị thuốc thuốc bổ, trị thần kinh suy nhược, các bệnh về thần kinh, ích huyết khỏe gân cốt, sống lâu, làm đen tóc...

- Đặc biệt công dụng của hà thủ ô được lưu truyền trong dân gian nhiều hơn cả vẫn là dùng để làm đen tóc, chữa tóc bạc sớm bằng hà thủ ô.

Hà thủ ô được xem như là “thần dược” giúp tóc từ trắng hóa đen

Cách dùng Hà thủ ô với những bài thuốc kinh điển

- GS Đỗ Tất Lợi đã từng giới thiệu bài thuốc: "Thất bảo mỹ nhiệm đơn" trong cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam":

Hà thủ ô 1.800g thái mỏng, ngưu tất 600g thái mỏng. Hai vị trộn đều, dùng đấu to đậu đen đãi sạch. Cho thuốc vào chõ, cứ 1 lượt thuốc 1 lượt đậu. Đồ chín đậu. Lấy thuốc ra phơi khô. Làm như vậy 3 lần rồi tán bột. Lấy thịt táo đen Trung Quốc trộn với bột làm thành viên 0,50g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 viên. Dùng rượu hâm nóng để uống.

- Lại thêm, trong từ điển: “Cây thuốc Việt Nam” TS Võ Văn Chi cũng giới thiệu: “Hà thủ ô 20g, tầm gửi dâu, kỳ tử, ngưu tất 16g sắc uống”.

Với những bài thuốc trên, công dụng của hà thủ ô đó là giúp râu tóc bạc trắng hóa đen, trị rụng tóc, nâng cao tinh thần, bổ máu, nam giới tinh yếu khó có con.

Tuy nhiên, những bài thuốc này có rất nhiều vị thuốc, lại phức tạp, với người không hiểu về Đông dược rất khó tự mình sắc thuốc. Đặc biệt càng khó hơn trong thời buổi hiện đại ngày nay.

Bài thuốc hà thủ ô kết hợp với đậu đen, mè đen trị tóc bạc

Tránh mua nhầm lẫn Hà thủ ô đỏ và Hà Thủ ô trắng

- Cây Hà thủ ô đỏ: Tên khoa học: Fallopia multiflora Thunb, Họ Rau răm Polygonaceae.

Là loại dây leo, sống lâu năm, có rễ củ giống củ khoai lang, màu nâu đỏ, cứng và khó bẻ. Hà thủ ô đỏ trong Đông y được coi là vị hà thủ ô đúng, chính thức. Nhiều phương thuốc chỉ ghi là Hà Thủ Ô nhưng thực ra chính là Hà Thủ Ô Đỏ.

- Cây Hà thủ ô trắng: Tên khoa học: Sreptocaulon juventas Merr, thuộc họ Thiên Lý Asclepiadaceae.

Là vị thuốc được phát hiện muộn hơn và có thành phần dược tính không đồng nhất với Hà thủ ô đỏ, được khai thác từ một số chi khác nhau thuộc họ Thiên Lý. Có thân dây leo, màu đỏ sẫm hoặc nâu nhạt, nhiều lông, toàn cây có nhựa mủ trắng.

Hà thủ ô có 2 loại là Hà thủ ô đỏ và Hà thủ ô trắng

Tác dụng của Hà Thủ Ô trắng?

Về công hiệu, người xưa cho rằng hai loại cây Hà Thủ Ô Trắng và cây Hà Thủ Ô Đỏ có tính năng tương tự. Tuy vậy nhưng mức độ mạnh yếu như thế nào thì chưa được nghiên cứu rõ ràng, có một số tài liệu cho rằng Hà Thủ Ô Trắng có tính năng tương đối bình hòa, tác dụng tư bổ tương đối yếu, không bằng hà thủ ô đỏ, thích hợp với những người hư tổn tương đối nhẹ.

Mặc dù tính năng mạnh yếu, công dụng của Hà thủ ô trắng chưa được nghiên cứu rõ ràng, nhưng vì đảm bảo tính an toàn cũng như chắc chắn đạt được mục đích trị bệnh, bạn nên ưu tiên dùng hà thủ ô đỏ - vị thuốc đã được nghiên cứu và chứng minh.

Hà thủ ô đỏ và Hà thủ ô trắng có dược tính không giống nhau

Chữa bạc tóc sớm bằng Tinh Chất Hà Thủ Ô Kim Quan

Tác dụng phụ của Hà Thủ Ô

Hà thủ ô là vị thuốc quý, nhưng cũng là loài cây khó tính, có tính nhiệt cao. Nếu không được chế biến đúng cách sẽ dễ dẫn đến trình trạng làm giảm, làm mất tác dụng của thuốc. Thậm chí  nếu không khử biết khử độc tính còn có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn như táo bón, tê liệt, ngộ độc,… không dùng cho người từng bị ung thư, người huyết áp thấp,…

Tinh Chất Hà Thủ Ô Kim Quan không có tác dụng phụ

- Vì vậy, để tránh chế biến sai cách hoặc mua nhầm hà thủ ô trắng hoặc các loại Hà Thủ Ô đã bị chiết xuất gần hết hoạt chất bên trong (giá trị sử dụng còn chừng 10 – 15%), bạn nên sử dụng Tinh Chất Hà Thủ Ô Kim Quan để chữa tóc bạc sớm.

- Tinh chất Hà thủ ô Kim Quan được bào chế từ củ Hà Thủ Ô đỏ, đồng thời kết hợp với các vị thuốc bổ cho tóc khác như: bồ kết, đậu đen, mè đen, mật ong,… giúp phát huy hiệu quả chữa tóc bạc sớm, giúp đen tóc cao hơn cả khi sử dụng mỗi Hà Thủ Ô.

- Tinh chất Hà thủ ô ngăn bạc tóc Kim Quan hàng chính hãng đưọc điều chế ở dạng xịt, công thức và liều lượng đã được nghiên cứu phù hợp với trung bình cơ địa của tất cả mọi người, đã khử hết độc tính, không chất bảo quản, không tác dụng phụ, rất phù hợp cho cuộc sống bận rộn của người hiện đại hiện nay.

Tinh Chất Hà Thủ Ô Kim Quan – giải pháp chữa tóc bạc sớm từ Hà thủ ô

Hy vọng những thông tin chia sẻ về dược tính và công dụng của hà thủ ô với tóc và sức khỏe trên đây sẽ mang đến nhiều bổ ích cho bạn! 

Bài viết liên quan